Hướng dẫn chi tiết cách chọn mua đàn piano cũ

Hướng dẫn chi tiết cách chọn mua đàn piano cũ – Đàn piano cũ (đàn piano secondhand) đang bán trên thị trường Việt Nam hiện nay chất lượng rất khác nhau, lượng thông tin chuẩn xác về đàn piano secondhand còn rất hạn chế, chủ yếu ở trên những trang web nước ngoài, điều đó khiến cho việc tìm hiểu thông tin trước khi mua đàn piano secondhand của khách hàng rất khó khăn. Với những thông tin tràn lan trên mạng, khách hàng sẽ càng cảm thấy hoang mang và không nhận định được đâu là thông tin chính xác nhất. Vì thế Piano Việt Thanh mong muốn Quý khách hàng tham khảo từ những nguồn trang web chính hãng tại Nhật, hoặc những trang web của những công ty lớn, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh sản phẩm đàn piano cũ tại Việt Nam, hoặc đến trực tiếp những nơi bán đàn piano cũ uy tín để được tư vấn một cách chính xác nhất về thông tin của từng model và giá đúng để chọn mua đàn piano phù hợp với nhu cầu của bạn.

1. Kiểm tra chất lượng âm thanh

Khi chọn mua đàn piano, một điều chắc chắn để chọn được đàn tốt là bạn phải chơi thử đàn, không nên chọn những cây đàn mà chỉ nghe qua lời giới thiệu của người khác chứ chưa được trải nghiệm của chính mình. Đối với các thương hiệu uy tín, chất lượng âm thanh của các sản phẩm đàn piano có cùng model phần lớn là tương đương nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chi tiết trên cây Piano được làm từ gỗ, vì thế theo quy luật tự nhiên thì sẽ không bao giờ có các xớ gỗ 100% giống nhau. Thế nên trong âm sắc mà mỗi cây đàn tạo nên sẽ có sự khác biệt, thế nên chúng ta cần phải đàn thử để lựa chọn đúng với nhu cầu và sở thích riêng của chính mình.

Ngoài ra, đàn piano cũ đã được sử dụng lâu năm, nên chất lượng còn lại của đàn ảnh hưởng rất nhiều đến âm thanh. Do vậy, bạn cần phải xem kỹ chất lượng bên trong của đàn. Những yếu tố nào là quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh của đàn piano secondhand.

2. Những chi tiết quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh đàn piano cũ

Số serial:

Số serial là thông số kĩ thuật quan trọng, phản ánh chất lượng đàn piano cũ còn mới hay cũ. Số serial càng cao thể hiện năm sản xuất đàn gần với hiện tại, tức là đàn piano được sử dụng với thời gian ít hơn, chất lượng của đàn còn mới hơn.

Số serial thường in trên sườn đàn hoặc mặt sau của đàn Piano. Có được số serial, bạn sẽ dễ dàng tìm ra số năm sản xuất của đàn và biết được tuổi của đàn chính xác là bao nhiêu.

Kiểm tra chốt lên dây đàn:

Chốt lên dây (tuning pin) được xem là yếu tố quan trọng nhất đánh giá toàn bộ chất lượng đàn piano secondhand. Chốt lên dây là nơi dây đàn được quấn chặt để giữ cho dây đàn được căng đúng với cao độ của note nhạc. Chốt lên dây chặt thì âm thanh của đàn piano sẽ chuẩn. Khi chọn mua đàn piano, bạn nên kiểm tra chốt lên dây đàn trước xem cây đàn này có bị thay thế chốt mới hay không? Nếu cây đàn bị thay thế hoàn toàn chốt lên dây, tốt nhất bạn không nên mua đàn piano đó. Vì khi chốt lên dây bị thay thế, nó không thể giữ chặt cho dây đàn căng trong thời gian dài, điều đó khiến âm thanh đàn piano không chuẩn, bạn không những phải tốn nhiều chi phí cho việc lên dây đàn liên tục sau này mà còn ảnh hưởng cho quá trình học tập của trẻ khi phải học trên đàn piano có âm thanh không chuẩn.

Kiểm tra soundboard:

Soundboard là miếng gỗ rắn chắc sau lưng đàn, là phần chính tạo nên âm thanh của đàn piano. Nhà sản xuất phải chọn lựa những mảng gỗ tốt nhất, đạt chuẩn để chọn làm soundboard cho đàn.

Mở thùng đàn và quan sát mặt sau đàn, nếu soundboard xuất hiện các vết nứt lớn hoặc các vấn đề nghiêm trọng như bong tróc lớp vỏ hoặc kết cấu bị biến dạng…. không như ban đầu, thì tốt nhất là bạn không nên chọn mua đàn piano đó.

Một số đàn piano cũ vẫn có những vết nứt nhỏ ở thùng đàn, tuy nhiên những vết nứt nhỏ này bạn có thể bỏ qua nếu tất cả mọi chi tiết khác bạn kiểm tra đều tốt.

3. Đánh giá chất lượng bộ máy đàn piano cũ

Kiểm tra búa đàn:

Mở nắp đàn piano và xem xét tình trạng của búa, xem đầu búa có bị mòn hay có bị thay thế bằng búa đàn khác không. Kiểm tra xem số lượng búa đàn còn đầy đủ không? Búa có bị mòn quá không? Đặc điểm nhận diện một cây đàn với đầu búa đã chai và mòn đó là âm thanh sẽ chát, đanh và nghe rất khó chịu.

Phím đàn:

Quan sát phím đàn, nếu phím đàn có dấu hiệu bị ố vàng, bị nứt hoặc bị giòn xốp thì chứng tỏ nó không được bảo quản tốt, hoặc sử dụng quá lâu và quá nhiều. Nếu các dấu hiệu thiệt hại trên phím đàn trầm trọng hơn, không nên chọn mua đàn piano đó.

Kiểm tra dây hoặc các bộ phận kim loại:

Khi xem đàn piano cũ, bạn hãy kiểm tra kĩ dây đàn và các chi tiết kim loại trong đàn. Tất cả dây đàn và các chi tiết đều phải hoàn toàn còn nguyên zin, không được thay thế. Vì đối với những chi tiết bộ máy được sản xuất từ chính hãng thì khi sử dụng sẽ rất bền và khó hỏng hóc. Đặc biệt với những cửa hàng lớn và uy tín thì việc chọn mua đàn piano tuy cũ nhưng vẫn đảm bảo tuyệt đối về độ bền và yếu tố rỉ sét hoặc hỏng hóc là rất ít khi xảy ra.

Nước sơn:

Bạn không nên chọn một cây đàn đã được sơn lại hoàn toàn, vì tuy nhìn rất đẹp và bắt mắt nhưng khi sử dụng một thời gian sẽ dễ bị bong tróc. Để kiểm tra xem đàn có bị sơn lại không bằng cách quan sát các cạnh của đàn, các mặt cắt và điểm kết nối. Nếu đàn đã bị sơn lại thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi quan sát, lớp sơn mới sẽ phủ lên lớp sơn cũng, cũng có thể nhiều người sơn không tốt cũng có thể để lại vết sơn vào những góc cạnh của đàn. Ngoài ra bạn cũng có thể dựa vào ánh sáng để nhận biết màu sơn, nếu đàn còn nguyên nước sơn nguyên thủy thì sẽ có màu sáng bóng, còn nếu với đàn được sơn lại thì màu sắc sẽ không có độ bóng như đàn dùng lâu năm.

Cần lưu ý, công nghệ sơn của nhà sản xuất đàn piano còn có yếu tố kỹ thuật, họ sơn nhiều lớp và kỹ thuật sơn hấp nhưng vẫn thoát âm. Với kỹ thuật sơn không chuyên, thì nước sơn chỉ là để nhìn cho đẹp, chứ không tính toán kỹ thuật âm thanh, ảnh hưởng đến sự thoát âm của đàn piano.

Kiểm tra nấm mốc hoặc dấu hiệu của côn trùng

Nếu phát hiện ra bất kì dấu hiệu nào của nấm mốc như có hơi hoặc nấm mốc trên bất kỳ chi tiết nào của đàn thì tốt nhất bạn không nên chọn cây piano đó, bời vì để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc trên đàn là một việc rất khó, nhất là trên gỗ đàn piano, vì thế nguy cơ hỏng hốc của đàn sẽ được tang lên cao.

Ngoài ra nếu trong hộp đàn piano hoặc chi tiết bộ máy, nếu thấy có phân chuột, gián, mùn cưa, vết bong tróc… Thì cũng không nên lựa chọn cây đàn này, vì đây chính là những vấn đề tiềm ẩn làm cho đàn hỏng hóc sau này.

4. Kiểm tra hoạt động của bộ máy đàn piano

Kiểm tra độ nhạy của búa đàn

Để kiểm tra độ nhạy của búa và dây đàn, bạn có thể vào phím đàn, sau xem lúc búa đàn gõ vào dây và tạo ra âm thanh của từng phím đàn như thế nào, có khác nhau hoặc có vấn đề gì không. Nếu búa đàn và phím đàn tạo ra âm thanh không bị chết hoặc bị kẹt âm thì búa đàn còn tốt và nên lựa chọn cây piano đó.

Kiểm tra dây đàn:

Để kiểm tra dây đàn, bạn cũng sẽ phải quan sát thật kỹ xem đàn có hiện tượng các dây chạm vào nhau bị chùng hay kết nối của dây với bộ phận giảm chấn có vấn đề gì không, bạn nên quan sát thật kỹ, nếu có vấn đề thì không nên chọn cây đàn piano đó

Kiểm tra các bộ phân phía dưới của đàn:

Ở phần dưới của đàn Piano là bộ phận dễ bị tiếp cận bởi những vấn đề như mối mọt, côn trùng… vì thế nên khi chọn mua đàn piano, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ để không xảy ra các trường hợp không mong muốn

Kiểm tra bàn đạp pedal:

Để kiểm tra được vấn đề này, bạn cần có 1 người đã biết chơi đàn piano, nếu bạn có thể tự kiểm tra, thì hãy dựa vào kinh nghiệm của mình để kiểm tra xem pedal có còn hoạt động tốt và đáp ứng các tiêu chí về kỹ thuật dẫm, nếu bạn không chọn được thì nên  nhờ người biết chơi đàn piano  kiểm tra giùm.

Kiểm tra âm thanh:

Sau khi kiểm tra bên ngoài của đàn, bạn bắt đầu kiểm tra âm thanh, bạn có thể tự chơi hoặc nhờ một người nào đó chơi cho bạn nghe, bạn cần chú ý tập trung lắng nghe các rung động của đàn để tìm kiếm những âm sắc nghe có vẻ chói hoặc không chuẩn, nếu âm thanh đã tốt hết rồi thì bạn cũng nên kiểm tra thêm về độ nặng và mức độ đàn hồi của phím đàn. Nếu cây đàn với bàn phím có độ nặng tốt và âm thanh chuẩn, bạn dừng ngần ngại cho ngay cho mình cây đàn đó.

5. Kiểm tra kích thước, màu sắc và thiết kế:

Trước khi chọn mua đàn piano cũ về nhà, bạn cần nghiên cứu kĩ thiết kế của phòng đặt đàn piano và chọn đàn piano với kích thước, màu sắc cho phù hợp.

6. Chế độ hậu mãi sau khi mua đàn

Đây là yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng sau khi bạn quyết định chọn mua đàn piano secondhand.

Chế độ bảo hành, bảo trì – Không phải càng nhiều là càng tốt

Mua đàn piano secondhand không giống như mua một chiếc xe hơi hay một thiết bị điện tử. Do tuổi thọ đàn piano là rất lâu, trong quá trình sử dụng cần đòi hỏi thời gian bảo hành là khá dài. Vì thế, trách nhiệm của những nơi bán đàn piano cũ uy tín đó là việc bảo hành bảo trì cho đàn piano cũ sau khi bán chứ không đơn thuần chỉ trong quá trình bán hàng. Đối với những cửa hàng không có chế độ bảo hành, bảo trì cho đàn piano, thì bạn hoàn toàn không nên lựa chọn sản phẩm của cửa hàng đó.

Thế nhưng không phải càng bảo hành, bảo trì nhiều là càng tốt. Với một cây đàn thực sự chất lượng, không cần quá nhiều lần cho quá trình bảo trì. Một cây đàn piano cũ chất lượng còn tốt, chỉ cần lên dây trong thời gian dùng từ 1 – 2 năm cho mỗi lần lên dây (nếu sử dụng học tập tại nhà). Nếu bạn chọn mua đàn piano cũ mà phải bảo trì liên tục, 2 lần 1 năm hoặc nhiều hơn, thì bạn phải xem lại về chất lượng thực sự của cây đàn piano cũ ấy. Hay việc kiểm tra và lên dây đàn piano chỉ là hình thức bên ngoài, vì chi phí lên dây đàn piano cho một kỹ thuật viên giỏi không hề rẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *